CHÙA CỔ LÂM - HỘI TÔN, TUY AN, PHÚ YÊN.

CHÙA CỔ LÂM - HỘI TÔN, TUY AN, PHÚ YÊN.

Chùa Cổ Lâm - Hội Tôn tọa lạc tại thôn Diêm Điền, xã An Ninh Tây, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên.

CHÙA PHƯỚC LÂM, HUYỆN PHONG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ.

Chùa Phật giáo huyện Phong Điền (Phước Lâm tự) tọa lạc tại km 26, quốc lộ 1A, thôn Đông Lâm, xã Phong An, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế Chùa được chư vị Hòa thượng Thích Tâm Thọ, Thích Lưu Hòa, Thích Tánh Tịnh khai sơn vào tháng 6 năm 2015 trên diện tích 1 hecta.

165 HÌNH ẢNH CHÙA VIỆT NAM TRIỂN LÃM TẠI BỒ ĐỀ ĐẠO TRÀNG, ẤN ĐỘ 2022

165 hình ảnh chùa Việt Nam triển lãm tại Đại lễ trùng tụng Tam Tạng Thánh Điển Pali Quốc tế lần thứ 17 tại Bồ Đề Đạo Tràng, Ấn Độ. (International Tipitaka Chanting Ceremony) từ ngày 02/12 đến ngày 12/12/2022 *** Nhân Đại lễ Tipitaka lần thứ 17 được tổ chức tại Bồ Đề Đạo Tràng, Ấn Độ; Ban Tổ chức đã mời nhiếp ảnh gia Võ Văn Tường tham gia triển lãm hình ảnh ngôi chùa Việt Nam trong nước và nước ngoài nhằm giới thiệu nét mỹ thuật và kiến trúc phong phú của ngôi chùa Việt đến hàng vạn chư Tăng, chư Ni và Phật tử khắp thế giới về đất Phật dự lễ. Bộ hình ảnh 165 ngôi chùa Việt Nam được phân bổ như sau: 01. Miền Bắc: 31 ngôi chùa; miền Trung: 44 ngôi chùa; miền Nam: 55 ngôi chùa; và Hải ngoại (Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Ấn Độ, Nepal): 35 ngôi chùa. Trong đó, chùa cổ: 46 ngôi; chùa Nam Tông người Việt: 34 ngôi; chùa Nam Tông Khmer: 7 ngôi; chùa Thiền tông: 15 ngôi; chùa Khất sĩ: 08 ngôi; chùa Ni giới: 09 ngôi. Kích thước mỗi hình ảnh là 60x90 (cm). Mỗi chùa có phần giới thiệu vắn tắt bằng tiếng Việt, tiếng An

CHÙA ĐÔNG YÊN, NGHỆ AN TỔ CHỨC KHÓA TU MỘT NGÀY AN LẠC.

Nhân Lễ vía Đức Phật A Di Đà năm Nhâm Dần (2022), chùa Đông Yên tọa lạc tại xã Quỳnh Thuận, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An đã trang nghiêm tổ chức Khóa tu niệm Phật “Một Ngày An Lạc”: ngày 04 tháng 12 năm 2022. Khóa tu được Thầy trú trì Thích Nguyên Quang hướng dẫn. Đông đảo Phật tử ở các xã trong huyện Quỳnh Lưu đã về chùa dự lễ: tụng kinh, niệm Phật, đi kinh hành … Đặc biệt, chùa đã phối hợp với Hội Chữ Thập Đỏ, Đoàn Thanh niên huyện Quỳnh Lưu tổ chức Chương trình “Bát Cháo Tình Thương” chung tay vì sức khỏe người bệnh, đến Bệnh viện Đa khoa huyện Quỳnh Lưu phát 300 suất cháo cho bệnh nhân (thực hiện mỗi tháng); và tặng “Nhà Tình Thương” trị giá 50 triệu đồng cho bà Hồ Thị Phượng, hộ cận nghèo tại địa phương. Sau phần nghi lễ tụng niệm, phóng sanh và chụp ảnh tập thể lưu niệm, chư Tôn đức Tăng, Ni và Phật tử thọ trai. Buổi chiều, Thầy trú trì giảng pháp. Một Ngày An Lạc! Một ngày tu học và làm việc thiện cúng dường Tam Bảo, phụng sự chúng sanh. Đại chúng thật hỷ lạc! Nam mô Pháp Giới Tạng Thân A Di Đà

CHÙA ĐÔNG YÊN - NGÔI CHÙA ĐẸP VÀ AN YÊN Ở VÙNG QUÊ NGHỆ AN.

Chùa Đông Yên tọa lạc tại thôn Đức Long, xã Quỳnh Thuận, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Chùa có từ thế kỷ 15. Chùa ngày nay là ngôi phạm vũ rộng lớn, trang nghiêm; là nơi tu học, lễ bái hàng ngày của đông đảo bà con xã Quỳnh Thuận. Chùa được Thượng tọa Thích Nguyên Quang cùng nhiều Phật tử tín tâm góp công của xây dựng mới, khánh thành vào ngày 04/12/2016. Võ Văn Tường Website: chuaviettoancau.com

CHÙA QUÁN THẾ ÂM, NGŨ HÀNH SƠN, ĐÀ NẴNG.

Hình ảnh ngôi chùa Việt nhìn từ trên cao. 34. Chùa Quán Thế Âm, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng (tập cuối) Chùa Quán Thế Âm tọa lạc tại số 48 Sư Vạn Hạnh, phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. Chùa nguyên là ngôi tịnh thất được Hòa thượng Pháp Nhãn dựng bên động Quan Âm. Ngôi chùa ngày nay được xây dựng vào năm 1960. Thượng tọa Thích Huệ Vinh đang tổ chức đại trùng tu. Điện Phật được bài trí tôn nghiêm. Chùa có tượng Bồ tát Quán Thế Âm thạch nhũ trong động cao 1,75m; bảo tượng “Ngọc Quan Âm cho tình thương nhân loại” cao 0,7m, nặng 251kg. Bảo tàng Văn hóa Phật giáo Đà Nẵng đặt tại chùa được khánh thành vào ngày 24 tháng 12 năm 2015. Bảo tàng hiện trưng bày khoảng 500 cổ vật, hiện vật như: tượng và tranh chư Phật, Bồ tát, tổ sư; mộc bản kinh Phật; đồ thờ cúng; nhạc khí … từ thế kỷ 7 đến đầu thế kỷ 20, đã được các chuyên gia trong Hội đồng thẩm định cổ vật quốc gia làm hộ chiếu. Đây là Bảo tàng Văn hóa Phật giáo đầu tiên ở V

CHÙA SẮC TỨ TỊNH QUANG, QUẢNG TRỊ.

Hình ảnh ngôi chùa Việt nhìn từ trên cao. 26. Chùa Sắc tứ Tịnh Quang, Quảng Trị. Chùa Sắc tứ Tịnh Quang tọa lạc ở thôn Ái Tử, xã Triệu Ái, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Chùa là một trong những ngôi tổ đình được xây dựng sớm và có ảnh hưởng lớn Phật giáo xứ Đàng Trong. Chùa ban đầu có tên là Am Tịnh Độ. Từ điển Di tích Văn hóa Việt Nam (Hà Nội, 1993) cho biết chùa do Hòa thượng Tu Pháp, tự Chí Khả khai sáng vào năm 1739 đời vua Lê Ý Tông (năm thứ hai đời chúa Nguyễn Phúc Khoát) với tên là Tịnh Nghiệp Tự. Đến đời vua Gia Long, vua ban tên gọi là Tịnh Quang Tự. Chùa được trùng tu năm Minh Mạng thứ 21 (1841). Đến năm 1972, chùa bị hỏng hoàn toàn do chiến tranh. Chùa đã qua 9 lần đại trùng tu. Năm 1997 là lần trùng tu lớn nhất. Chùa đã tổ chức đại lễ khánh thành trang nghiêm, trọng thể vào ngày 12.3.2001. Cổng tam quan xây hai tầng mái, tầng trên tôn trí tượng Hộ Pháp hướng mặt vào chùa. Sau tam quan có chiếc cầu bắc qua hồ sen để đi vào sân trước chùa và chánh điện. Ngôi chánh điện có chiều sâu 3

CHÙA ĐẠI GIÁC, ĐỒNG HỚI, QUẢNG BÌNH.

Hình ảnh ngôi chùa Việt nhìn từ trên cao. 22. Chùa Đại Giác, Đồng Hới, Quảng Bình. Chùa Đại Giác tọa lạc tại đường Lê Lợi, phường Đức Ninh Đông, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Chùa được Hòa thượng Thích Tánh Nhiếp tổ chức xây dựng vào năm 2013. Đại lễ khánh thành chùa được tổ chức trang nghiêm, trọng thể vào ngày 19.3.2016. Điện Phật được bài trí trang nghiêm. Chính giữa thờ tượng đức Bổn sư Thích Ca Mâu Ni bằng đồng, cao 3,3m, nặng 3,5 tấn. Án thờ hai bên an vị tượng Bồ tát Quán Thế Âm và Bồ tát Địa Tạng. Bên ngoài Phật điện tôn trí tượng Bồ tát Văn Thù và Bồ tát Phổ Hiền lộ thiên. Buổi lễ chú nguyện rót đồng tượng đức Bổn Sư được tổ chức vào ngày 25.12.2011 dưới sự Chứng minh của Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quang cùng chư vị: Hòa thượng Thích Đức Chơn, Hòa thượng Thích Đức Thanh, Hòa thượng Thích Thiện Tấn, Hòa thượng Thích Chơn Tế, Hòa thượng Thích Tánh Nhiếp. Sân trước chùa tôn trí tượng đức Phật A Di Đà bằng đá cẩm thạch nguyên khối cao 9m, nặng 40 tấn và tượng Bồ tát Di Lặc. Sâ

CHÙA HOẰNG PHÚC, QUẢNG BÌNH.

Hình ảnh ngôi chùa Việt nhìn từ trên cao. 20. Chùa Hoằng Phúc, Quảng Bình. Chùa Hoằng Phúc tọa lạc ở thôn Thuận Trạch, xã Mỹ Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Chùa còn gọi là Chùa Trạm hay Chùa Quan. Chùa cách trung tâm huyện Lệ Thủy 4 km, cách Quốc lộ 1A 3 km. Văn bia ở chùa năm 2016 cho biết năm 1301, Điều ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông trên đường du hóa Nam phương, dừng lại chọn lập am và quảng hoằng Phật pháp. Khi đó, am được gọi là “Am Tri Kiến” nghĩa là tự con người giác ngộ chân lý nhà Phật. Năm 1609, chúa Nguyễn Hoàng sau khi trấn trị phương Nam đã cho xây dựng lại chùa khang trang hơn. Năm 1716, chúa Nguyễn Phúc Chu tiếp nối tiên đế tôn tạo, mở rộng chùa và đổi tên là “Kính Thiên Tự” nghĩa là chốn đất Phật chí kính chí tôn. Chúa ngự bút 4 chữ “Vô song phúc địa”. Năm 1826, vua Minh Mạng trong chuyến ngự giá Bắc tuần, ghé thăm chùa và cho đổi tên là “Hoằng Phúc Tự” với nghĩa quảng hoằng phúc lộc rộng rãi cho muôn dân. Trải qua thời gian dài và chiến tranh, chùa đã bị hư

CHÙA ĐẠO NGUYÊN, QUẢNG NAM.

Hình ảnh ngôi chùa Việt nhìn từ trên cao. 20. Chùa Đạo Nguyên, Quảng Nam. Chùa Đạo Nguyên tọa lạc tại số 140 Phan Bội Châu, phường Tân Thạnh, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Chùa được Hòa thượng Thích Thiện Duyên tổ chức xây dựng vào ngày 17 tháng 11 năm 1963 dưới sự Chứng minh của Hòa thượng Thích Đôn Hậu. Năm 1965, Chùa làm lễ khánh thành, Hòa thượng Thích Trí Thủ đặt tên chùa Đạo Nguyên. Ban đầu, Viện Hóa Đạo cử Hòa thượng Thích Từ Ý trú trì. Sau đó 3 tháng, Hòa thượng Thích Thiện Duyên về trú trì cho đến năm 2014 thì giao cho Tỳ kheo Thích Viên Tánh kế vị trú trì. Được sự tài trợ kinh phí của Tập đoàn Vingroup, Chùa đã tổ chức đại trùng tu vào ngày 17 tháng 3 năm 2014, thành ngôi già lam uy nghiêm, tráng lệ. Điện Phật được bài trí trang nghiêm, tôn trí tượng đức Phật Thích Ca, đức Phật A Di Đà và hai vị Bồ tát Văn Thù, Bồ tát Phổ Hiền. Ở sân chùa có đài thờ tượng Bồ tát Quán Thế Âm Thiên thủ Thiên nhãn và tôn tượng Bồ tát Quán Thế Âm lộ thiên cao 13m, xây dựng năm 2005. Chùa đặt Văn

TỔ ĐÌNH TỪ HIẾU - NGÔI DANH LAM CỔ TỰ TRÊN ĐẤT THÀN KINH.

Chùa Từ Hiếu tọa lạc trên một triền đồi ở đường Lê Ngô Cát, phường Thủy Xuân, thành phố Huế. Chùa quay mặt hướng đông, diện tích khoảng 5 hecta, có đồi thông bao quanh, khe nước trước mặt, cảnh quan thoáng đãng, mát mẻ, thanh tịnh. Chùa nguyên là am An Dưỡng do Hòa thượng Nhất Định dựng vào năm Quý Mão (1843), lúc ngài đã 60 tuổi, xin vua Thiệu Trị cho từ chức Tăng cang chùa Giác Hoàng để cùng hai đệ tử về đây tu hành và chăm sóc mẹ già của ngài đã 80 tuổi.