ĐỨC ĐỆ TAM PHÁP CHỦ GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM VIÊN TỊCH

ĐỨC ĐỆ TAM PHÁP CHỦ GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM VIÊN TỊCH

Nam mô Tiếp dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật. Chúng con thành tâm đảnh lễ Đức Pháp Chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam - Đại lão Hòa thượng thượng Phổ hạ Tuệ đã an nhiên thu thần viên tịch vào lúc 03 giờ 22 phút ngày 21 tháng 10 năm 2021 (nhằm 16 tháng 9 năm Tân Sửu) tại Tổ đình Viên Minh, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội. Trụ thế: 105 năm - Hạ lạp: 85 năm. Ngưỡng nguyện giác linh Ngài cao đăng Phật Quốc! *** Lời dạy của Ngài: "Chùa to, cảnh lớn, giảng đường đẹp, phòng ốc sang. dù sao cũng chỉ là phương tiện. Linh hồn của nó là thầy và trò trong quan hệ tu tập và hành trì". "Suốt đời tôi chỉ mong niệm Phật, cầu kinh, không mong cầu danh lợi. Xin các vị đừng gọi tôi là Pháp chủ mà hãy cứ nhìn tôi như một lão tăng thanh bần sống trong ngôi chùa làng là tôi mãn nguyện". "Sau khi tôi theo hầu Phật Tổ thì không được tổ chức tang lễ linh đình, nghi lễ hết sức giản đơn, ngắn ngày theo truyền thống đạo Phât và tổ chức tại chùa Viên Minh. Đề nghị không vòng hoa phúng điếu, không tiểu sử dài dòng, không tiêu tốn thời

CHÙA QUÁN THẾ ÂM, NGŨ HÀNH SƠN, ĐÀ NẴNG.

Hình ảnh ngôi chùa Việt nhìn từ trên cao. 34. Chùa Quán Thế Âm, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng (tập cuối) Chùa Quán Thế Âm tọa lạc tại số 48 Sư Vạn Hạnh, phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. Chùa nguyên là ngôi tịnh thất được Hòa thượng Pháp Nhãn dựng bên động Quan Âm. Ngôi chùa ngày nay được xây dựng vào năm 1960. Thượng tọa Thích Huệ Vinh đang tổ chức đại trùng tu. Điện Phật được bài trí tôn nghiêm. Chùa có tượng Bồ tát Quán Thế Âm thạch nhũ trong động cao 1,75m; bảo tượng “Ngọc Quan Âm cho tình thương nhân loại” cao 0,7m, nặng 251kg. Bảo tàng Văn hóa Phật giáo Đà Nẵng đặt tại chùa được khánh thành vào ngày 24 tháng 12 năm 2015. Bảo tàng hiện trưng bày khoảng 500 cổ vật, hiện vật như: tượng và tranh chư Phật, Bồ tát, tổ sư; mộc bản kinh Phật; đồ thờ cúng; nhạc khí … từ thế kỷ 7 đến đầu thế kỷ 20, đã được các chuyên gia trong Hội đồng thẩm định cổ vật quốc gia làm hộ chiếu. Đây là Bảo tàng Văn hóa Phật giáo đầu tiên ở V

CHÙA TÔN THẠNH, CẦN GIUỘC, LONG AN.

Hình ảnh ngôi chùa Việt nhìn từ trên cao. 33. Chùa Tôn Thạnh, Cần Giuộc, Long An. Chùa tọa lạc tại ấp Thanh Ba, xã Mỹ Lộc, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An. Chùa ban đầu có tên là chùa Lan Nhã do Thiền sư Viên Ngộ dựng vào năm 1808. Thiền sư có thế danh là Nguyễn Chất (có tài liệu ghi Nguyễn Ngọc Ngộ, Nguyễn Ngọc Dót, Nguyễn Văn Chất). Ngài xuất gia tại chùa Vĩnh Quang, được ban pháp danh là Viên Ngộ. Ngài học đạo với hai vị Hòa thượng Đạo Huệ Huyền Quảng và Đạo Tứ Quảng Thanh. Ngài chuyên tâm tu hành, giới hạnh trang nghiêm, tham gia nhiều công việc phúc lợi của cộng đồng. Năm 1808, ngài đến làng Thanh Ba cất chùa Lan Nhã, sau đổi tên là Tông Thạnh. Năm 1841, do kỵ húy tên vua Thiệu Trị là Miên Tông, chùa đổi tên là Tôn Thạnh. Tại chùa, ngài cho mời thợ đúc từ Quy Nhơn vào đúc pho tượng Địa Tạng bằng đồng. Lần đầu, do phía sau pho tượng còn khuyết một lằn to bằng ngón tay, nên lần sau đúc tượng, ngài đã chặt một ngón tay của mình bỏ vào nồi đồng, pho tượng được viên mãn. Tượng Bồ tát Địa Tạng cao 110 c

CHÙA VĨNH NGHIÊM, NAM ĐỊNH

Hình ảnh ngôi chùa Việt nhìn từ trên cao. 32. Chùa Vĩnh Nghiêm, Nam Định. Chùa Vĩnh Nghiêm tọa lạc ở xã Giao Tân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. Tại Nam Định, ngôi chùa Vĩnh Nghiêm mới thành lập trên diện tích 5.500 m2. Chùa đã tổ chức Đại lễ khánh thành vào ngày 20.10.2012 với sự tham dự của đông đảo chư Tôn thiền đức Tăng Ni, đại diện các cấp chính quyền sở tại, cùng trên 3.000 Phật tử khắp nơi, dưới sự Chứng minh của chư vị: Hòa thượng Thích Đức Nghiệp, Hòa thượng Thích Viên Giác, Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Hòa thượng Thích Thiện Pháp, Hòa thượng Thích Như Niệm, Thượng tọa Thích Quảng Hà, Thượng tọa Thích Thanh Phong … Đại đức Thích Giác Hiếu đã được Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Nam Định bổ nhiệm trụ trì chùa vào ngày 20.10.2012, trong ngày khánh thành chùa. Ở tam quan chùa có cặp câu đối khắc bằng tiếng Việt: Tạo lập thiền môn quảng kết thiện duyên Nam Trung Bắc, Khơi nguồn đạo pháp phổ độ dân chúng Phúc Tuệ Minh. Sau tam quan, giữa hồ nước, chùa tôn trí pho tượng Bồ tát Quán Thế Âm, m

CHÙA VẠN PHẬT QUANG ĐẠI TÒNG LÂM, BÀ RỊA - VŨNG TÀU.

Hình ảnh ngôi chùa Việt nhìn từ trên cao. 31. Chùa Vạn Phật Quang Đại Tòng Lâm, Bà Rịa - Vũng Tàu. Chùa Vạn Phật Quang Đại Tòng Lâm tọa lạc tại thị trấn Phú Mỹ, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Chùa do Hòa thượng Thích Thiện Hòa khai sơn vào năm 1958, trùng tu năm 1982. Điện Phật tôn trí tượng đức Phật Thích Ca, Bồ tát Quán Thế Âm và Bồ tát Địa Tạng. Sau chùa có tháp, tượng, bia tưởng niệm cố Hòa thượng Thích Thiện Hòa. Chùa có pho tượng nghệ thuật nổi tiếng là tượng Bồ tát Quán Thế Âm lộ thiên đứng trên đầu rồng, cao 17m. Hòa thượng Thích Quảng Hiển đã tổ chức đại trùng tu ngôi chùa từ năm 2002. Ngôi chánh điện mới hai tầng, dài 91m, rộng 46m, tầng trệt thờ Di Đà Tam Tôn; tầng lầu thờ Di Đà Tam Tôn và Thích Ca Tam Tôn. Đặc biệt, ở chung quanh vách điện Phật ở tầng lầu tôn trí 10.000 pho tượng Phật nhỏ theo kinh Vạn Phật. Chùa còn có những công trình xây dựng và tạo tác quy mô, đã được xác lập kỷ lục Việt Nam: 01. Pho tượng Bồ tát Di Lặc được tạc từ nguyên khối đá hoa cương nặng 40

CHÙA SẮC TỨ TỊNH QUANG, QUẢNG TRỊ.

Hình ảnh ngôi chùa Việt nhìn từ trên cao. 26. Chùa Sắc tứ Tịnh Quang, Quảng Trị. Chùa Sắc tứ Tịnh Quang tọa lạc ở thôn Ái Tử, xã Triệu Ái, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Chùa là một trong những ngôi tổ đình được xây dựng sớm và có ảnh hưởng lớn Phật giáo xứ Đàng Trong. Chùa ban đầu có tên là Am Tịnh Độ. Từ điển Di tích Văn hóa Việt Nam (Hà Nội, 1993) cho biết chùa do Hòa thượng Tu Pháp, tự Chí Khả khai sáng vào năm 1739 đời vua Lê Ý Tông (năm thứ hai đời chúa Nguyễn Phúc Khoát) với tên là Tịnh Nghiệp Tự. Đến đời vua Gia Long, vua ban tên gọi là Tịnh Quang Tự. Chùa được trùng tu năm Minh Mạng thứ 21 (1841). Đến năm 1972, chùa bị hỏng hoàn toàn do chiến tranh. Chùa đã qua 9 lần đại trùng tu. Năm 1997 là lần trùng tu lớn nhất. Chùa đã tổ chức đại lễ khánh thành trang nghiêm, trọng thể vào ngày 12.3.2001. Cổng tam quan xây hai tầng mái, tầng trên tôn trí tượng Hộ Pháp hướng mặt vào chùa. Sau tam quan có chiếc cầu bắc qua hồ sen để đi vào sân trước chùa và chánh điện. Ngôi chánh điện có chiều sâu 3

CHÙA ĐẠI TỪ ÂN, HÀ NỘI.

Hình ảnh ngôi chùa Việt nhìn từ trên cao. 25. Chùa Đại Từ Ân, Hà Nội. Chùa Đại Từ Ân tọa lạc trong Khu đô thị sinh thái cao cấp Đan Phượng - The Phoenix Garden (44,96 hecta), thuộc thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội. Chùa được khởi công xây dựng vào ngày 09/5/2010 trên diện tích 2 hecta. Trước chùa, pho đại tượng đức Phật A Di Đà (cao 25m) tôn trí ở giữa một công viên rộng lớn, thoáng đãng. Sau tam quan là tòa phạm vũ hai tầng uy nghiêm, khang trang, mỹ lệ. Ở giữa các bậc thang lên tòa Tam Bảo là bản Bát Nhã tâm kinh khắc bằng chữ Hán. Phật điện được bài trí trang nghiêm, tôn trí các tượng: Tam Thế Phật, Di Đà Tam Tôn, Thích Ca Tam Tôn, Tuyết Sơn, tòa Cửu Long, Bồ tát Di Lặc, Tôn giả Ca Diếp, Tôn giả A Nan; các ban thờ: tượng đức Phật nhập Niết Bàn, Bồ tát Văn Thù, Bồ tát Phổ Hiền, Bồ tát Quán Thế Âm, Bồ tát Địa Tạng, Hộ Pháp, Minh Vương, Tôn giả A Nan và Trưởng giả Cấp Cô Độc. Chùa còn có nhiều công trình khác như: nhà Tổ, nhà Tăng, giảng đường, trai đường, bảo tháp …

CHÙA TRĂM GIAN, CHƯƠNG MỸ, HÀ NỘI.

Hình ảnh ngôi chùa Việt nhìn từ trên cao. 23. Chùa Trăm Gian, Chương Mỹ, Hà Nội. Chùa có tên Quảng Nghiêm Tự, thường gọi chùa Trăm Gian hay chùa Tiên Lữ, tọa lạc trên đồi cao ở thôn Tiên Lữ, xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội. Chùa gắn với truyền thuyết về một vị cao tăng tên là Nguyễn Lữ, hiệu Bình An, quê ở làng Bối Khê, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây (Hà Nội ngày nay), được người đời gọi là đức Thánh Bối. Sách Lĩnh Nam chích quái ghi sự tích đức Thánh Bối có nhiều phép mầu thần thông. Bia Bối Động Thánh tích bi ký ở chùa Bối Khê cũng ghi những phép lạ của ngài khi xây chùa Trăm Gian: “Bấy giờ thợ thuyền có hơn trăm người, mà cơm chỉ thổi một niêu nhỏ. Ngài quay về Bối Khê lấy muối, một lát sau là quay lại ngay. Đến khi dọn mâm ra, bỗng nhiên hóa thành mâm cơm thịnh soạn. Ngày cất nóc, ngài đi guốc gỗ bước trên xà ngang xem nom. Năm ngài 95 tuổi, khi ấy vào ngày rằm tháng Chạp, ngài bước vào trong khám ngồi yên, rồi bảo các môn đệ đóng cửa vào và dặn sau một trăm ngày hễ có mùi thơm th

CHÙA ĐẠI GIÁC, ĐỒNG HỚI, QUẢNG BÌNH.

Hình ảnh ngôi chùa Việt nhìn từ trên cao. 22. Chùa Đại Giác, Đồng Hới, Quảng Bình. Chùa Đại Giác tọa lạc tại đường Lê Lợi, phường Đức Ninh Đông, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Chùa được Hòa thượng Thích Tánh Nhiếp tổ chức xây dựng vào năm 2013. Đại lễ khánh thành chùa được tổ chức trang nghiêm, trọng thể vào ngày 19.3.2016. Điện Phật được bài trí trang nghiêm. Chính giữa thờ tượng đức Bổn sư Thích Ca Mâu Ni bằng đồng, cao 3,3m, nặng 3,5 tấn. Án thờ hai bên an vị tượng Bồ tát Quán Thế Âm và Bồ tát Địa Tạng. Bên ngoài Phật điện tôn trí tượng Bồ tát Văn Thù và Bồ tát Phổ Hiền lộ thiên. Buổi lễ chú nguyện rót đồng tượng đức Bổn Sư được tổ chức vào ngày 25.12.2011 dưới sự Chứng minh của Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quang cùng chư vị: Hòa thượng Thích Đức Chơn, Hòa thượng Thích Đức Thanh, Hòa thượng Thích Thiện Tấn, Hòa thượng Thích Chơn Tế, Hòa thượng Thích Tánh Nhiếp. Sân trước chùa tôn trí tượng đức Phật A Di Đà bằng đá cẩm thạch nguyên khối cao 9m, nặng 40 tấn và tượng Bồ tát Di Lặc. Sâ

CHÙA HOẰNG PHÚC, QUẢNG BÌNH.

Hình ảnh ngôi chùa Việt nhìn từ trên cao. 20. Chùa Hoằng Phúc, Quảng Bình. Chùa Hoằng Phúc tọa lạc ở thôn Thuận Trạch, xã Mỹ Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Chùa còn gọi là Chùa Trạm hay Chùa Quan. Chùa cách trung tâm huyện Lệ Thủy 4 km, cách Quốc lộ 1A 3 km. Văn bia ở chùa năm 2016 cho biết năm 1301, Điều ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông trên đường du hóa Nam phương, dừng lại chọn lập am và quảng hoằng Phật pháp. Khi đó, am được gọi là “Am Tri Kiến” nghĩa là tự con người giác ngộ chân lý nhà Phật. Năm 1609, chúa Nguyễn Hoàng sau khi trấn trị phương Nam đã cho xây dựng lại chùa khang trang hơn. Năm 1716, chúa Nguyễn Phúc Chu tiếp nối tiên đế tôn tạo, mở rộng chùa và đổi tên là “Kính Thiên Tự” nghĩa là chốn đất Phật chí kính chí tôn. Chúa ngự bút 4 chữ “Vô song phúc địa”. Năm 1826, vua Minh Mạng trong chuyến ngự giá Bắc tuần, ghé thăm chùa và cho đổi tên là “Hoằng Phúc Tự” với nghĩa quảng hoằng phúc lộc rộng rãi cho muôn dân. Trải qua thời gian dài và chiến tranh, chùa đã bị hư

CHÙA ĐẠO NGUYÊN, QUẢNG NAM.

Hình ảnh ngôi chùa Việt nhìn từ trên cao. 20. Chùa Đạo Nguyên, Quảng Nam. Chùa Đạo Nguyên tọa lạc tại số 140 Phan Bội Châu, phường Tân Thạnh, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Chùa được Hòa thượng Thích Thiện Duyên tổ chức xây dựng vào ngày 17 tháng 11 năm 1963 dưới sự Chứng minh của Hòa thượng Thích Đôn Hậu. Năm 1965, Chùa làm lễ khánh thành, Hòa thượng Thích Trí Thủ đặt tên chùa Đạo Nguyên. Ban đầu, Viện Hóa Đạo cử Hòa thượng Thích Từ Ý trú trì. Sau đó 3 tháng, Hòa thượng Thích Thiện Duyên về trú trì cho đến năm 2014 thì giao cho Tỳ kheo Thích Viên Tánh kế vị trú trì. Được sự tài trợ kinh phí của Tập đoàn Vingroup, Chùa đã tổ chức đại trùng tu vào ngày 17 tháng 3 năm 2014, thành ngôi già lam uy nghiêm, tráng lệ. Điện Phật được bài trí trang nghiêm, tôn trí tượng đức Phật Thích Ca, đức Phật A Di Đà và hai vị Bồ tát Văn Thù, Bồ tát Phổ Hiền. Ở sân chùa có đài thờ tượng Bồ tát Quán Thế Âm Thiên thủ Thiên nhãn và tôn tượng Bồ tát Quán Thế Âm lộ thiên cao 13m, xây dựng năm 2005. Chùa đặt Văn

TỔ ĐÌNH TỪ HIẾU - NGÔI DANH LAM CỔ TỰ TRÊN ĐẤT THÀN KINH.

Chùa Từ Hiếu tọa lạc trên một triền đồi ở đường Lê Ngô Cát, phường Thủy Xuân, thành phố Huế. Chùa quay mặt hướng đông, diện tích khoảng 5 hecta, có đồi thông bao quanh, khe nước trước mặt, cảnh quan thoáng đãng, mát mẻ, thanh tịnh. Chùa nguyên là am An Dưỡng do Hòa thượng Nhất Định dựng vào năm Quý Mão (1843), lúc ngài đã 60 tuổi, xin vua Thiệu Trị cho từ chức Tăng cang chùa Giác Hoàng để cùng hai đệ tử về đây tu hành và chăm sóc mẹ già của ngài đã 80 tuổi.

HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI TP. HỒ CHÍ MINH - NGÔI TRƯỜNG PHẬT HỌC: ĐẦY ẮP NHỮNG KỶ NIỆM - TẬP 8

Ngôi trường Phật học: đầy ắp những kỷ niệm! Tập 8. Lễ tốt nghiệp khóa 6 ngày 08.9.2009 Có 454/638 sinh viên tốt nghiệp Cử nhân Phật học (2005-2009) Lễ khai giảng khóa 7 và khóa 8 năm học 2009-2010 Kính chúc chư Tăng Ni là cựu sinh viên các khóa 6, 7 và 8 thân tâm thường an lạc, Phật sự viên thành! Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.